XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHÒNG KHÁM NHƯ THẾ NÀO ?

Hiện nay, cùng với sự phát triển và nhu cầu của người dân, các phòng khám cũng ngày một nhiều ở các địa phương mà không chỉ ở thành phố trung tâm. Nhưng bên cạnh đó thì đi cùng sự lan rộng đó thì nguồn nước thải từ các phòng khám này cũng lại là một mối lo cho nguồn nước và môi trường xung quanh. Vậy xử lý nước thải phòng khám như thế nào ? Hãy cùng FEC tìm hiểu qua bài viết dưới đây !

Vì sao cần xử lý nước thải phòng khám ?

Việc xử lý nước thải phòng khám hiện nay vẫn đang rất được quan tâm do nền công nghiệp ngày càng phát triển, dẫn đến môi trường ngày càng ô nhiễm. Rất nhiều người bị mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, dạ dày hay một số bệnh về da… do vậy các bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải. Để có thể đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, rất nhiều các phòng khám tư nhân quy mô vừa và nhỏ được mở ra nhằm phục vụ người dân không chỉ ở các trung tâm thành phố lớn mà ở cả các địa phương. Hiện này hầu hết các bệnh viện lớn đều đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế tuy nhiên thì các phòng khám nhỏ thì chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc nếu đã có thì cũng ở mức tạm bợ. Tuy lưu lượng nước thải phòng khám không quá lớn nhưng với số lượng phòng khám lớn như hiện nay thì việc xử lý nước thải phòng khám cũng là vấn đề đáng quan tâm.


Như ở một vài bài viết trước về nước thải y tế mà FEC đã đề cập đến thì thành phần chính và tính chất đặc trưng của nước thải phòng khám này có chứa rất nhiều các loại hợp chất hữu cơ và vi khuẩn vi trùng gây bệnh đến từ các bệnh nhân khác nhau.

Đại đa số các nguồn phát sinh nước thải phòng khám đều là những chất có nồng độ gây ô nhiễm ở mức độ rất cao và cần phải được xử lý, có thể kể đến một vài chất như : BOD, COD, Coliform, SS, NO3, Clo… Nước thải có thể phát sinh từ các nguồn khác nhau như : phòng bếp, khu vệ sinh, khu lưu trú của bệnh nhân… trong nguồn nước thải có chứa một số chất có trong thuốc chữa bệnh, nước vệ sinh của người bệnh. Các thành phần chất này vốn đã phức tạp lại hoà tan vào một số nguồn nước thải sinh hoạt khác gây nhiều khó khăn trong khâu xử lý nước thải phòng khám.

Thực tế ta có thể thấy rằng nếu không xử lý nước thải phòng khám một cách triệt để thì những hệ luỵ gây ra rất nặng nề như :

-         Tăng khả truyền nhiễm bệnh

-         Gây ô nhiễm nguồn nước

-         Làm cho nước có mùi hôi, đổi màu nước… gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân xung quanh khu vực phòng khám.

Quy trình xử lý nước thải phòng khám

Nước thải phòng khám sẽ được thu gom thông qua hệ thống ống dẫn về hố thu gom. Tại vị trí hố thu gom sẽ được bố trí một máy bơm nước đặt chìm trong  hoạt động tự động thông qua phao báo mức bơm vào hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ MBR


Trong hệ thống xử lý nước thải gồm các ngăn bể sau :

·        Bể điều hoà

Nước thải từ hoạt động của phòng khám phát sinh từng ngày không đều nhau và tuỳ thuộc vào lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh. Do đó phải có bể điều hoà nước thải để có thể điều hoà nồng độ và lưu lượng nước thải sao cho ổn định trước khi bơm vào bể xử lý sinh học hiếu khí có màng MBR. Tại bể điều hoà nước thải sẽ được bố trí một bơm hoạt động tự động được điều chỉnh lưu lượng thích hợp sao cho lưu lượng nước vào bể sinh học được ổn định theo đúng công suất xử lý mong muốn.

·        Bể sinh học hiếu khí có màng MBR

Trong bể sinh học hiếu khí có các vi sinh vật hoạt động để phân huỷ các hợp chất hữu cơ có ở trong nước thải phòng khám. Duy trì hoạt động của các vi sinh vật bằng cách thổi khí phân tán vào trong bể. Khi đạt đủ thời gian xử lý thích hợp thì nước sạch được tách ra bằng cách hút thông qua màng MBR với kích thước lỗ màng 0,1µm, đảm bảo được phần cặn bẩn, bùn, các vi sinh vật gây bệnh sẽ được giữ lại trong bể sinh học. Nguồn nước sạch sẽ được chuyển qua bể chứa nước sạch. Nước sau khi đã được xử lý bằng vi sinh vật và lọc qua màng MBR đạt Quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT cột B.

·        Bể chứa nước sạch

Nước sạch sau khi xử lý sẽ được chứa trong bể chứa nước sạch. Bể này có chức năng chứa nước sạch để thuận tiện cho việc kiểm tra và sử dụng nước sạch sau khi xử lý để tuần hoàn rửa ngược màng định kỳ, để đảm bảo màng hoạt động được hiệu quả nhất.

·        Bể chứa bùn

Một thời gian lượng bùn và cặn trong bể sinh học phát sinh nhiều và đậm đặc sẽ được chuyển bớt qua bể chứa bùn, từ đó lắng cặn, tách nước và chuyển cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý. Tuy nhiên lượng bùn thường sinh ra không đáng kể. 

Hi vọng qua bài chia sẻ của FEC các bạn có thể hiểu rõ hơn về cách xử lý nước thải phòng khám !

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Hotline tư vấn

 0914.210.113