Top 5 Biện Pháp Xử Lý Nước Thải Khu Công Nghiệp - Ưu Và Nhược Điểm
Những nguồn nước thải trong khu công nghiệp
Trước tiên, chúng ta cần xác định được nước thải trong khu công nghiệp thuộc loại nào để có biện pháp xử lý hiệu quả. Nước thải khu công nghiệp có thể xuất phát từ 3 nguồn chính như sau:
- Nước thải từ quá trình sản xuất: phát sinh từ hoạt động sản xuất tại các nhà máy như da giày, bao bì, cao su, ...Nước thải từ các nguồn này có chứa nhiều chất rất khó phân huỷ. Thậm chí còn được xếp vào nhóm các loại nước thải nguy hại.
- Nước thải từ quá trình sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động sinh hoạt trong khu công nghiệp của công nhân viên, người lao động như việc ăn uống, giặt giũ,.... Nước thải sinh hoạt có chứa nhiều chất tẩy rửa và cặn bẩn khó phân huỷ.
- Nước mưa tại khu công nghiệp
Top 5 công nghệ xử lý nước thải tại khu công nghiệp hiệu quả
Tuỳ theo loại nước thải ở khu công nghiệp mà các đơn vị sẽ lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp:
Công nghệ xử lý nước thải SBR/ASBR
Đây là công nghệ hiện đại sử dụng vi sinh vật nhằm phân huỷ chất hữu cơ, quá trình xử lý chỉ diễn ra trong 1 bể.
Công nghệ SBR/ASBR sở hữu cơ chế vận hành hoàn toàn tự động, giảm thiểu tối đa các thiết bị trong bể lắng, không tuần hoàn bùn. Để ứng dụng được công nghệ này, các khu công nghiệp cần có bể hở, do vậy chúng sẽ không phù hợp với công trình nào làm chìm toàn bộ.
Do đặc điểm cơ chế vận hành là hoàn toàn tự động nên khi sự cố xảy ra, chúng ta sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý.
Công nghệ xử lý nước thải AO
AO là công nghệ sinh học có thể tận dụng hoạt động của vi sinh vật trong nước nhằm xử lý và chuyển hoá các chất gây ô nhiễm. Công nghệ AO tạo ra bùn thải, dễ vận hành, có thể tự động hoá, xử lý tốt các chất như photpho, nito, COD, BOD, đồng thời cũng có thể xử lý loại nước thải có mức ô nhiễm cao.
Công nghệ AO có một số nhược điểm như tốn nhiều diện tích, nhạy cảm với các kim loại nặng, nhiệt độ, pH, cùng nhiều chất độc khác trong nước thải đầu vào.
Công nghệ xử lý nước thải MBBR
Công nghệ này sử dụng vi sinh vật có chức năng phân huỷ chất hữu cơ có trong nước thải. Với công nghệ này, giá thể di động sẽ được trang bị bổ sung để có thể tăng lượng vi sinh vật trong bể xử lý.
Công nghệ MBBR yêu cầu về diện tích xây dựng và thời gian lưu nước thấp hơn, nhưng sẽ phát sinh chi phí giá thể và chi phí bảo trì hệ thống
Công nghệ xử lý nước thải MBR
MBR là công nghệ sử dụng vi sinh kết hợp với màng lọc vật lý. Chúng có chức năng phân huỷ các chất hữu cơ có trong nươc thải.
Điểm nổi bật của công nghệ MBR:
- Thiết bị nhỏ gọn, dễ bảo trì
- Độ bền cao, giảm tắc nghẽn hiệu quả
- Xử lý nước thải tốt hơn so với việc sử dụng công nghệ thông thường
Hạn chế của công nghệ MBR:
- Chi phí đầu tư và thay thế màng MBR khá cao
- Dễ bị tắc màng khi sử dụng và vận hành
- Khó khăn khi sửa chữa, thay thế màng vì không có sẵn thiết bị trong nước.
Xử lý nước thải với công nghệ hóa lý
Công nghệ hoá lý thực hiện dựa trên phản ứng hoá học như oxy hoá khử, phản ứng tạo kết tủa, phản ứng phân huỷ các chất độc hại,... Phương pháp hoá học lúc này được ứng dụng bao gồm: oxy hoá, phương pháp đông tụ, trung hoà.
Khi ứng dụng công nghệ hoá lý, nước thải sẽ được loại bỏ một lượng lớn các chất rắn lơ lửng, COD, BOD5, photpho, nito, kim loại cùng các vi sinh vật gây hại. Đồng thời, xử lý hiệu quả chất ô nhiễm có kích thước rất nhỏ ở dạng keo.
Tuy nhiên, công nghệ hoá lý cũng sẽ tạo ra một lượng bùn lớn và tiêu hao rất nhiều hoá chất.
----
Mọi thông tin chi tiết về quá trình xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
HOTLINE: 0356 54 15 16
ĐỊA CHỈ: 7/71 Lương Văn Nắm, P. Dĩnh Kế, TP. Bắc Giang
FANPAGE: Công ty cổ phần tập đoàn FEC