Tại sao việc xử lý nước thải sinh hoạt lại quan trọng ?

Kể từ những năm trở lại đây, vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn luôn là điểm nóng của xã hội. Bên cạnh đó việc nguồn nước bị ô nhiễm có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sức khoẻ của con người, mà nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm nguồn nước là do nước thải chưa được qua xử lý trước khi thải ra môi trường. Vậy để biết quy trình xử lý nước thải đóng vai trò quan trọng như thế nào thì chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

 Đặc điểm của nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt thường có đặc trưng là chứa nhiều tạp chất, thành phần  chất hữu cơ chủ yếu trên 52%, chất vô cơ chiếm khoảng 48% còn lại và có thêm một số lượng lớn các loại virus, vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó cũng có các loại vi khuẩn không có hại mà ngược lại có tác dụng giúp phân huỷ một số loại chất thải.

                                                                                                                                                                                                                                   


Nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm nghiêm trọng đến đời sống của con người

Tại sao việc xử lý nước thải lại quan trọng

-      Nước thải sinh hoạt vốn dĩ chứa nhiều tạp chất cũng như các loại chất gây ô nhiễm môi trường, cụ thể như là các chất hoá học và vi sinh vật. Nếu không xử lý nước thải đúng cách thì có thể dẫn đến các vấn đề như là tắc đường ống, đục nước, mất cân bằng hệ sinh thái, từ đó gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm đất, nước và không khí.

-      Nếu không được xử lý thì nước thải sinh hoạt cũng có chưa rất nhiều loại vi khuẩn và virus gây nhiều các bệnh nguy hiểm như : tiêu chảy, sốt rét, các bệnh lây qua đường nước… Bên cạnh đó, các hợp chất hoá học có ở trong nước thải cũng gây ảnh hưởng lớn sức khoẻ của con người nếu tiếp xúc trực tiếp và lâu dài.

-      Khi việc xử lý nước thải không được thực hiện đúng quy trình thì nước thải sinh hoạt có thể dẫn đến việc tắc đường ống, gây hư hỏng cho cơ sở vật chất và hệ thống xử lý nước, từ đó dẫn đến việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả môi trường nước và môi trường đất.

-      Nước thải sinh hoạt cũng có thể gây ra các vấn đề cụ thể như giảm nồng độ oxy có trong nước, từ đó gây đe doạ nghiêm trọng đến đời sống của các loài động, thực vật.


Nước thải chưa qua xử lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường

Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt như thế nào :

 Xử lý nước thải sinh hoạt như thế nào ?

-      Nước thải sinh hoạt là nước xả bỏ đi sau khi con người sử dụng để phục vụ sinh hoạt hàng ngày như nấu ăn, giặt giũ, tắm rửa… hay nước được thải ra từ các trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, nhà hàng, quán café…..

-      Xử lý nước thải sinh hoạt là hoạt động nhằm loại bỏ các tạp chất ô nhiễm từ các loại nước thải hàng ngày để tạo ra được một loại nước thải phù hợp mà không gây ô nhiễm hay ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Từ đó chúng ta có thể ngăn chặn việc ô nhiễm nguồn nước từ việc nước thải chưa được xử lý mà đã xả trực tiếp ra môi trường.

Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt :


Xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ AAO

·        Bước 1 : Thường sẽ tiến hành loại bỏ các loại rác có kích thước lớn qua song chắn rác, sau đó sẽ tiến hành tách dầu mỡ và xử lý sơ bộ trước khi đưa nước thải vào bể tập trung. Quá trình này sẽ phần nào giúp cho tuổi thọ và hiệu suất của hệ thống xử lý nước thải tăng cao.

·        Bước 2 : Trực tiếp đưa nước thải từ bể thu gom đến bể điều hoà, bể trung hoà nồng độ và lưu lượng nước thải để tiến hành xử lý nước thải sinh hoạt. Trong bể điều hoà sẽ tiếp nhận nước được đưa đến từ bể thu gom và sau đó sẽ sục khí liên tục để quy trình xử lý nước thải k bị quá tải và làm giảm kích thước của các công trình xử lý nước thải.

·        Bước 3 : Tại bể thiếu khí sẽ diễn ra quá trình Nitrat hoá và phân huỷ các chất hữu cơ khác, đồng thời hàm lượng BOD cũng sẽ giảm theo. Tại đây sẽ xử lý nguồn nước thải với sự hỗ trợ của các vi sinh vật thiếu khí thực hiện khử Photpho, sau đó tiếp tục tham gia quá trình tổng hợp và dự trữ năng lượng trong các tế bào vi sinh vật.

·        Bước 4 : Các vi sinh vật trực tiếp bám trên giá thể thông qua các quá trình chuyển động liên tiếp, nên thời gian phân huỷ các hợp chất hữu cơ sẽ diễn ra nhanh hơn. Vì thế mà các sinh vật được coi là đóng vai trò hết sức quan trọng trong quy trình xử lý nước thải. Trong cả quy trình phải đảm bảo được hàm lượng BOD không được vượt quá mức ngưỡng 5mg/lít

·        Bước 5 : Chất cặn được lắng lại ở bể lắng, bùn sinh học sẽ được giữ lại còn phần bùn lắng thì sẽ bơm về bể hiếu khí để tiếp tục duy trì nồng độ của vi sinh vật, phần còn lại sẽ đưa về bể chứa bùn để xử lý. Nước sau khi đã được xử lý thì sẽ được bơm qua bể chứa trung gian.

·        Bước 6 : Bể lọc áp lực là nơi để lắng cặn và khử các hạt lơ lửng ở trong nguồn nước, sau đó nước thải tiếp tục được xử lý để đạt chuẩn theo quy định.

·        Bước 7 : Nước sinh hoạt sau khi qua quá trình xử lý như trên sẽ được khử trùng trước khi được đưa vào sử dụng trực tiếp. Còn bùn thải tham gia quá trình nén, ép bùn để tách ra thành nước và bùn lắng cặn. Bùn nước sẽ bơm về hố thu gom, còn bùn dư thì sử dụng cho mục đích khác. 

Đã có rất nhiều trường hợp nhiễm các bệnh lây lan qua môi trường nước gây nguy hiểm đến sức khoẻ của con người như: thương hàn, tả, bại liệt, viêm gan…. Chính vì thế việc xử lý nước thải sinh hoạt đúng cách có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của chúng ta. Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt có tầm quan trọng trong quy trình loại bỏ các chất gây ô nhiễm. Hi vọng bài viết chia sẻ của FEC sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm cách xử lý nước thải sinh hoạt.

 

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Hotline tư vấn

 0914.210.113