Một số thông tin về nước thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp là gì?
Nước thải công nghiệp không chỉ là nước thải của các ngành như sản xuất dầu khí hay khai thác mỏ và hóa chất, mà còn là chất thải của các ngành chế biến thực phẩm và đồ uống, sản xuất quần áo, giày dép, máy tính, đồ điện tử… Các chất hữu cơ, kim loại và những thứ tương tự có trong nước thải phải được loại bỏ trước khi nước có thể được thải trở lại đất liền hoặc tái sử dụng một cách an toàn.
Nước thải công nghiệp vô cùng đa dạng, khác nhau về thành phần
cũng như lượng phát thải và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại hình công nghiệp, công
nghệ được sử dụng, tính hiện đại của công nghệ, tuổi thọ của thiết bị, trình độ
quản lý của từng cơ sở và ý thức cán bộ công nhân viên.
Tình trạng nước thải công nghiệp hiện nay
Hiện nay, tại một số khu
vực có sản xuất luyện kim, sắt thép, đúc đồng, dệt, nhuộm… người ta phát hiện
mỗi ngày có hàng ngàn mét khối nước thải công nghiệp chưa qua xử lý mà đã xả
thẳng ra môi trường, dẫn đến việc gây ô nhiễm trầm trọng.
Tình trạng ô nhiễm cũng có thể thấy rõ rệt ở các thành phố lớn, những nơi có tập trung nhiều khu công nghiệp. Tại đây, nước thải công nghiệp hầu như đều chưa qua xử lý mà trực tiếp xả ra môi trường. Bên cạnh đó, nước thải khu công nghiệp ở các nhà máy sản xuất, bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa được áp dụng hệ thống xử lý nước thải.
Ô nhiễm môi trường chính
là mặt trái của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Đặc biệt, các
khu công nghiệp, các nhà máy vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải đúng chuẩn để
giảm tải sự ô nhiễm này.
Các loại nước thải công nghiệp hiện nay
Có nhiều loại nước thải công nghiệp được dựa trên các ngành
công nghiệp khác nhau và các chất gây ô nhiễm. Thông
thường, nước thải công nghiệp được chia thành hai loại: nước thải công nghiệp
vô cơ và nước thải công nghiệp hữu cơ.
Nước thải công nghiệp vô cơ
Nước thải công nghiệp vô cơ được sản xuất
chủ yếu trong các ngành công nghiệp như than và thép hay các ngành công nghiệp
khoáng sản phi kim loại và các ngành công nghiệp xử lý bề mặt kim loại. Loại
nước thải này có chứa một tỷ lệ lớn các chất lơ lửng, có thể được loại bỏ bằng
cách lắng cặn cùng với quá trình keo tụ hóa học thông qua việc bổ sung muối sắt
hoặc nhôm, chất keo tụ và một số loại polyme hữu cơ khác.
Các loại nước thải khác từ các nhà máy có
chứa dầu khoáng và yêu cầu lắp đặt thêm, chẳng hạn như ván tạo váng và thiết bị
tách dầu, để giữ và loại bỏ dầu khoáng. Các cặn dầu sau khi được nhũ tương
hóa còn lại trong nước cũng cần đến quá trình keo tụ hóa học.
Trong nhiều trường hợp, nước thải sinh ra
ngoài các chất rắn và dầu, còn chứa các chất vô cùng nguy hại. Thường bao
gồm các loại nước thải như nước rửa khí lò cao có chứa xyanua, nước thải từ
ngành công nghiệp chế biến kim loại có chứa axit hoặc dung dịch kiềm, hay nước
thải từ các công trình eloxal và từ quá trình lọc khí thải của các công trình
nhôm.
Nước thải công nghiệp hữu cơ
Nước thải công nghiệp hữu cơ thường có
chứa các dòng chất thải hữu cơ từ các ngành công nghiệp hóa chất và các công
trình hóa chất quy mô lớn, chủ yếu sẽ dùng các chất hữu cơ cho các phản ứng hóa
học.
Nước thải được thải ra từ các nhà máy có
chứa các chất hữu cơ có nguồn gốc và đặc tính khác nhau. Chúng có thể được
loại bỏ bằng việc xử lý sơ bộ đặc biệt đối với nước thải công nghiệp, sau đó là
quá trình xử lý sinh học. Hầu hết nước thải công nghiệp hữu cơ được sản
xuất bởi các ngành công nghiệp và nhà máy sau:
– Các nhà máy sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm,
thuốc nhuộm, xà phòng, chất tẩy rửa tổng hợp, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ…..
– Nhà máy nhuộm da và nhà máy da;
– Các nhà máy dệt;
– Nhà máy sản xuất giấy và xenlulo;
– Các nhà máy của ngành lọc dầu;
– Nhà máy bia;
– Công nghiệp gia công kim loại.
Nước thải công nghiệp gây ảnh hưởng như thế nào ?
Đầu tiên phải kể
tới đó là tác động tiêu cực của nước thải công nghiệp tới nguồn nước. Từ sông,
hồ, ao, suối, kênh, rạch cho tới nguồn nước ngầm đều bị biến đổi về tính chất.
Các loại sinh vật sống sẽ bị ảnh hưởng do hấp thụ các hóa chất độc hại có trong
nước thải đó gây ra. Con người khi phải sống chung với ô nhiễm về mùi, về nguồn
nước cũng sẽ gây ra các bệnh lý về da và hô hấp tích tụ từ việc nhiễm các loại
hóa chất độc hại.
Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp thì một số ngành nghề sẽ bị giảm sút khi phải chịu tác động của nguồn nước thải công nghiệp. Như ngành nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi thủy hải sản, gia súc, gia cầm….sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi không đảm bảo được các điều kiện để xuất khẩu. Chính vì thế mà giá thành rẻ, kinh tế giảm sút, đời sống bị ảnh hưởng.
Việc nước thải công nghiệp ngấm vào mạch nước ngầm gây ra tình trạng
nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn. Những hộ dân không có điều kiện để sử dụng thiết bị
lọc nước thì sẽ phải sống chung với nguồn nước ô nhiễm. Từ đó, các bệnh liên
quan tới da, đường hô hấp, dịch bệnh truyền nhiễm hay các bệnh ung thư ngày
càng gia tăng.
Những tác hại mà nước thải công nghiệp gây ra ảnh hưởng rất lớn đến
sức khỏe con người cũng như các hoạt động sản xuất, sinh sống, môi trường sống
tự nhiên. Chính vì vậy việc xử lý nước thải công nghiệp là rất cần thiết, phải
có quy trình rõ ràng và được thực hiện nghiêm chỉnh. Các nhà máy cần chú
trọng tới hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đạt tiêu chuẩn an toàn và hiệu
quả.