Làm thế nào để được cấp chứng chỉ an toàn nhóm 3
1. Thế nào chứng chỉ an toàn nhóm 3?
An toàn và Vệ sinh lao động là một vấn đề hết sức quan trọng và được đặt lên hàng đầu trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và công việc hàng ngày.
Chứng chỉ an toàn nhóm 3 là giấy chứng nhận bắt buộc dành cho những Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ban hành ngày 15/05/2016 về việc huấn luyện và cấp chứng chỉ An toàn lao động, vệ sinh lao động.
2. Đối tượng nào cần được cấp Chứng chỉ an toàn nhóm 3?
Nhóm 3 bao gồm những người lao động thực hiện các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và vệ sinh lao động, làm việc trong môi trường độc hại, được quy định cụ thể trong Thông tư 13/2016/TT-BLĐTBXH. Các đối tượng bao gồm:
- Công nhân, kỹ thuật viên trong lĩnh vực chế tạo, lắp ráp thiết bị, máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
- Công nhân trực tiếp thi công, xây dựng, cải tạo, phá dỡ, bảo trì các công trình.
- Đối tượng làm việc trong những khu vực có tiếp xúc với bức xạ, tiếp xúc với điện từ trường tần số cao, thiếu dưỡng khí hay có thể phát sinh khí độc.
- Người sản xuất, sử dụng, thử nghiệm các loại vật liệu nổ.
- Công nhân sản xuất, bảo quản, sử dụng, vận chuyển những sản phẩm hóa chất nguy hại.
- Đối tượng lao động thực hiện công việc ở trên cao, trên sông, trên biển hoặc lặn dưới nước.
- Người lao động trực tiếp hàn, cắt kim loại.
- Công nhân viên làm vệ sinh môi trường, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh chuồng trại, và nhiều lĩnh vực lao động khác có yêu cầu cao về an toàn.
3. Vì sao phải huấn luyện và cấp chứng chỉ an toàn nhóm 3?
Nguy cơ xảy ra tai nạn lao động trong những công việc của nhóm 3 là rất cao, và hậu quả có thể rất nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến thương tật hoặc tử vong. Tai nạn lao động không chỉ gây tổn thương sức khỏe mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và hiệu suất làm việc của người lao động.
Việc cung cấp huấn luyện và chứng chỉ an toàn nhóm 3 đảm bảo người lao động có kiến thức và kỹ năng cần thiết để phòng ngừa tai nạn lao động, đồng thời tạo môi trường làm việc an toàn, hiệu quả. Những lợi ích của việc huấn luyện và cấp chứng chỉ an toàn nhóm 3 bao gồm:
- Người lao động nhận được thông tin về các nguy cơ tiềm ẩn trong môi trường làm việc và biết cách đề phòng, ngăn chặn hiệu quả những yếu tố nguy hiểm.
- Giảm thiểu tai nạn lao động và hạn chế ảnh hưởng xấu do tai nạn lao động đối với người lao động và doanh nghiệp.
- Tạo ra môi trường làm việc an toàn, chuyên nghiệp và đầy năng suất cho doanh nghiệp.
- Nâng cao hiệu suất và lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp.
4. Chu kỳ và thời gian huấn luyện chứng chỉ an toàn lao động nhóm 3
- Đối với người tham gia đào tạo lần đầu: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
- Đối với người đào tạo định kỳ: Thời gian huấn luyện bằng một nửa so với thời gian huấn luyện lần đầu, và thực hiện 2 năm 1 lần.
- Đối với đào tạo bổ sung khi có sự thay đổi công nghệ máy móc, môi trường làm việc: Nếu doanh nghiệp có sự thay đổi về công nghệ máy móc, kỹ thuật hay môi trường sản xuất thì phải tổ chức đào tạo bổ sung cho người lao động. Với những người có thời gian đào tạo an toàn lao động trong khoảng 12 tháng kể từ khi thay đổi môi trường làm việc thì được miễn những hạng mục đã đào tạo.
- Với cá nhân đã nghỉ việc quay trở lại làm việc. Cá nhân, người lao động nghỉ việc từ 6 tháng trở lên phải huấn luyện lại từ đầu, nhưng thời gian bằng một nửa so với lần đầu đào tạo.
5. Giấy chứng nhận và thời hạn trong bao lâu?
Cá nhân thuộc nhóm 3 sau khi kết thúc quá đào tạo an toàn lao động sẽ được cấp thẻ an toàn lao động. Thẻ an toàn lao động có thời hạn hiệu lực trong vòng hai năm. Trong vòng 30 ngày trước khi thẻ hết hạn, doanh nghiệp phải rà soát danh sách và gửi lên tổ chức huấn luyện xin cấp lại thẻ an toàn lao động.
Căn cứ Điều 24 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định, những người lao động thuộc nhóm 3 sẽ do doanh nghiệp tự đào tạo và cấp thẻ an toàn lao động, còn những người thuộc nhóm 1,2,4,5,6 sẽ do các đơn vị có chuyên môn về đào tạo an toàn lao động sẽ đào tạo và cấp giấy chứng nhận an toàn lao động.
6. Nội dung khoá huấn luyện an toàn lao động nhóm 3
Nội dung khóa huấn luyện an toàn lao động nhóm 3 sẽ bao gồm các kiến thức và kỹ năng chuyên môn liên quan đến an toàn lao động trong các công việc có mức độ nguy hiểm cao. Dưới đây là một số nội dung phổ biến thường xuất hiện trong khóa huấn luyện an toàn lao động nhóm 3:
- Quy tắc và quy định an toàn lao động: Tìm hiểu và nắm vững các quy định pháp luật và quy tắc về an toàn lao động áp dụng cho công việc nhóm 3. Điều này bao gồm các quy định liên quan đến bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy, sử dụng thiết bị an toàn, quy trình khẩn cấp, v.v.
- Quản lý rủi ro: Học cách nhận biết và đánh giá các nguy hiểm tiềm ẩn trong quá trình làm việc, và phân loại chúng theo mức độ nguy hiểm. Học cách xác định các biện pháp kiểm soát rủi ro, đảm bảo an toàn cho bản thân và đồng nghiệp.
- Bảo hộ lao động và thiết bị an toàn: Tìm hiểu về cách sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động và thiết bị an toàn như mũ bảo hiểm, giày bảo hộ, áo phản quang, vật liệu chống cháy, thiết bị ngăn chặn tai nạn, v.v.
- Sử dụng công cụ và thiết bị: Học cách sử dụng đúng cách và an toàn các công cụ và thiết bị chuyên dụng trong công việc nhóm 3. Điều này bao gồm cách vận hành, bảo dưỡng, và sửa chữa thiết bị khi cần thiết.
- Cách ứng phó với tình huống nguy hiểm: Đào tạo về cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm như cháy nổ, tai nạn lao động, ngộ độc hóa học, v.v. Học cách xử lý sự cố và cách cấp cứu sơ cứu khi cần thiết.
- Kỹ năng làm việc an toàn: Tập trung vào các kỹ năng cụ thể và thực hành làm việc một cách an toàn trong môi trường công việc nhóm 3.
Huấn luyện an toàn lao động nhóm 3 đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn cho những người làm việc trong các công việc có mức độ nguy hiểm cao. Nó giúp nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng an toàn, phòng ngừa tai nạn và bệnh nghề nghiệp, tuân thủ quy định và luật pháp, và xây dựng văn hóa an toàn trong tổ chức.