Các phương pháp xử lý nước thải y tế

Nước thải y tế chính là nguồn nước thải trực tiếp từ các hoạt động khám bệnh, sinh hoạt cá nhân của bệnh nhân, bác sĩ tại các bệnh viện, phòng khám. Nếu không xử lý đúng quy trình, nguồn nước thải này sẽ là mối đe doạ tiềm ẩn mang theo các mầm bệnh gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người và môi trường xung quanh. Vì thế, để hiểu rõ hơn và có thêm thông tin hữu ích quanh vấn đề này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về nước thải y tế

Nước thải y tế là loại nước được xả ra từ các bệnh viện, trung tâm y tế hoặc phòng khám từ các hoạt động thăm khám, xét nghiệm, điều trị bệnh cho các bệnh nhân và từ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày như tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh, nấu ăn của các bệnh nhân, bác sĩ và nhân viên điều dưỡng tại đây.


Nước thải y tế gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường

 Nước thải y tế còn có từ hoạt động vệ sinh các dụng cụ y tế, lau rửa vết thương, các phòng xét nhiệm hoặc các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân. Trong nước thải y tế có chứa vô số vi khuẩn, vi rút và các mầm bệnh sinh học khác nhau, bao gồm máu bệnh nhân, mủ, dịch tiết, đờm, phân, cũng như các loại hoá chất độc hại từ cơ thể và các chất điều trị, thậm trí cả chất phóng xạ. Do vậy nên nước thải y tế được xếp vào loại chất thải gây nguy hại hàng đầu hiện nay.

Một số bệnh nhân có thể mắc bệnh truyền nhiễm, việc ăn uống của họ cũng có thể làm lan truyền bệnh tật ra môi trường nước, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân sống quanh khu vực lân cận nếu chưa được xử lý đúng cách. Nước mặt, nước biển ven bờ, hệ thống thoát nước là một trong những nơi phổ biến tiếp nhận nước thải y tế. Trong nước thải có chứa các loại vi khuẩn, mầm bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm nếu không được xử lý theo đúng quy trình.

Ngoài các chất ô nhiễm cơ bản như chất hữu cơ, mỡ của động thực vật, vi khuẩn thì nước thải y tế còn có các yếu tố gây ô nhiễm môi trường khác như tạp chất bẩn hữu cơ và khoáng chất cụ thể như là : chất thải nhiễm bệnh, chất khử trùng, dung môi, hoá chất, dư lượng kháng sinh, đồng vị phóng xạ….

Tuy rằng có thể tuỳ thuộc vào các loại hình, quy mô và tần suất hoạt động cụ thể của mỗi phòng khám hay bệnh viện khác nhau. Nhưng về cơ bản thì nước thải y tế đến từ 2 nguồn chính, gồm các hoạt động khám chữa bệnh và nước thải sinh hoạt :

·        Nước thải từ các hoạt động khám chữa bệnh : phòng mổ, phòng xét nghiệm, phòng khám và các khoa trong bệnh viện

Nước thải y tế gây ảnh hiểm rất lớn đến môi trường

Ví dụ : Pha chế, khử trùng, vệ sinh dụng cụ y tế, mẫu bệnh phẩm, phòng xét nghiệm, nước thải xét nghiệm, nước thải này chứa nhiều vi sinh vật, vi trùng, mầm bệnh, máu, hoá chất, dung môi trong thuốc….

·        Nước thải sinh hoạt : hoạt động sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, cán bộ, công nhân viên chức bệnh viện, phòng khám từ khu vệ sinh, dọn phòng, ăn uống, giặt giũ….

Các phương pháp xử lý nước thải y tế hiện nay :

Việc xử lý nước thải y tế là việc vô cùng quan trọng, có thể giúp ngăn chặn những ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khoẻ của con người. Chính vì vậy việc lựa chọn công nghệ làm sạch để vừa đạt hiểu quả, vừa tiết kiệm là điều mà mọi bệnh viện hay phòng khám đều hướng tới. Chất lượng của hệ thống xử lý nước thải y tế phụ thuộc vào công nghệ xử lý và thiết bị dùng để xử lý nước thải. Dưới đây là một vài phương pháp xử lý nước thải đang được sử dụng phổ biến :

Xử lý nước thải theo nguyên tắc AAO

Nguyên tắc AAO thường được sử dụng với những nguồn thải có mức độ ô nhiễm cao. Hệ thống xử lý nước thải theo nguyên tắc này có chi phí vận hành thấp, tiết kiệm nhiên liệu, diện tích và không hề gây ra các mùi hôi khó chịu. Đặc biệt là mô hình này được lắp đặt khá linh hoạt, có thể di chuyển được dễ dàng. Tuy nhiên phương pháp xử lý nước thải theo nguyên tắc AAO lại yêu cầu nhân công vận hành phải là người có trình độ chuyên môn cao.


Xử lý nước thải theo nguyên tắc AAO

Sử dụng công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt

Xử lý nước thải y tế theo công nghệ sinh học nhỏ giọt là phương pháp xử lý khá hiệu quả, phù hợp với nguồn nước có mức độ gây ô nhiễm vừa phải. Hệ thống có mức chi phí đầu tư khá thấp, cấu trúc đơn giản, có thể dễ dàng lắp đặt. Sử dụng công nghệ lọc nhỏ giọt giúp tiêu tốn ít điện năng tiết kiệm được diện tích và không gây tiếng ồn. Tuy vậy, phương pháp này lại không thể xử lý triệt để được những nguồn nước có mức độ ô nhiễm cao, có thể tạo ra mùi rất khó chịu nếu không được vận hành đúng cách.

Xử lý nước thải bằng hồ sinh học

Phương pháp này được sử dụng phổ biến cho những nguồn nước thải y tế có mức độ gây ô nhiễm trung bình và thấp. Phương pháp xử lý nước thải bằng hồ sinh học không đòi hỏi nhân công phải có trình độ, năng lực cao mà không phải ai cũng có thể vận hành được dễ dàng. Hệ thống xử lý nước thải bằng hồ sinh học có chi phí đầu tư, phí vận hành và bảo trì thấp, tiết kiệm. Hệ thống xử lý nước thải bằng hồ sinh học lại có nhược điểm là kích thước khá cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích.

Hi vọng với những thông tin kiến thức FEC chia sẻ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tác hại của nước thải y tế cũng như các phương pháp thường được sử dụng để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp khi có nhu cầu sử dụng nhé. 

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Hotline tư vấn

 0914.210.113