Tại sao cần thực hiện huấn luyện an toàn lao động ?

Huấn luyện an toàn lao động là quá trình đào tạo về các quy định, quy trình và các biện pháp an toàn lao động cho nhân viên trong quá trình làm việc. Từ đó có thể giảm thiểu được rủi ro về tai nạn, bảo vệ sức khỏe cho người lao động và tăng hiệu suất công việc.

Đào tạo huấn luyện an toàn lao động là gì ?

Đào tạo và huấn luyện an toàn lao động là hoạt động đào tạo nhằm cung cấp các kiến thức, kỹ năng, và nhận thức về an toàn lao động cho người lao động trong môi trường làm việc tại công ty, doanh nghiệp. Mục tiêu chính của hoạt động này là đảm bảo sự an toàn, bảo vệ sức khỏe cho người lao động và giảm thiểu rủi ro về tai nạn lao động.


Các hoạt động đào tạo và huấn luyện an toàn lao động gồm:

+ Đào tạo về các quy tắc và quy định an toàn lao động: Nhân viên được hướng dẫn và hiểu rõ về các quy tắc, quy định về an toàn lao động liên quan trực tiếp đến công việc của họ. Điều này bao gồm cả các quy định của pháp luật liên quan đến an toàn lao động.

+ Hướng dẫn cách sử dụng trang thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE): Người lao động sẽ được hướng dẫn cách sử dụng các trang thiết bị bảo hộ cá nhân, như là : mũ bảo hiểm, kính đeo bảo vệ, găng tay, khẩu trang, áo phản quang, và các loại PPE khác để bảo vệ cho sức khỏe và an toàn khi làm việc.

+ Xử lý tình huống nguy hiểm và sơ cứu: Nhân viên được đào tạo về cách phòng tránh và xử lý tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình làm việc. Họ cũng được hướng dẫn cách cấp sơ cứu cơ bản trong trường hợp xảy ra tai nạn lao động.

+ Huấn luyện về phòng cháy chữa cháy và an toàn trong môi trường độc hại: Đối với các ngành công nghiệp đặc biệt, người lao động có thể được huấn luyện về cách thực hiện phòng cháy chữa cháy hoặc cách làm việc để giữ an toàn khi tiếp xúc với các chất độc hại.

+ Đào tạo về quản lý rủi ro và an toàn trong công việc: Cấp quản lý và nhân viên có trách nhiệm được đào tạo về cách đánh giá, quản lý và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến an toàn lao động trong quá trình làm việc.

Sức khoẻ của người lao động sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu không thực hiện bảo vệ an toàn lao động?

Nếu ở trong môi trường làm việc độc hại mà có sự tiếp xúc trực tiếp với hóa chất nhưng người lao động lại không được bảo vệ bởi các biện pháp bảo vệ an toàn lao động cần thiết thì sẽ có thể có rất nhiều hệ lụy gây ảnh hưởng trực tiếp tới chính họ. Các hệ lụy về sức khỏe có thể xảy ra ngay khi người lao động tiếp xúc với môi trường hay các hóa chất độc hại, việc tiếp xúc lâu dài mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn lao động sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe về lâu dài.

Tùy theo đặc thù sản xuất, lĩnh vực sản xuất mà sẽ có những quy định khác nhau của pháp luật về an toàn lao động cho các ngành nghề đó. Bảo hộ lao động không chỉ bao gồm các biện pháp bảo vệ trực tiếp cho người lao động mà còn là tiền lương, phụ cấp độc hại, bảo hiểm lao động của nhân viên,….

Tại sao cần phải thực hiện huấn luyện an toàn lao động

·         Chấp hành theo đúng quy định của pháp luật: Chính phủ đã ban hành các quy định về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, điều này không chỉ giúp người sử dụng lao động mà người lao động còn nắm được tầm quan trọng của việc thực hiện công tác đảm an toàn cho nhân viên trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

·         Huấn luyện an toàn lao động sẽ giúp người lao động nắm được những kiến thức và có thể chủ động phòng tránh được những tác hại không mong muốn xảy ra trong quá trình lao động cũng như đưa ra các biện pháp phòng tránh sự cố tai nạn nghề nghiệp.

·         Việc trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng về thực hiện an toàn lao động sẽ giúp người lao động yên tâm làm việc hơn, từ đó có thể đạt được năng suất đúng những yêu cầu của doanh nghiệp cũng như cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

·         Thực hiện tốt các yêu cầu trong việc an toàn lao động sẽ giúp mang lại các hiệu quả thiết thực và lâu dài cho hoạt động của doanh nghiệp, giảm thiểu được tối đa các chi phí do sự cố máy móc và con người gây ra.

 

Các nhóm, đối tượng cần phải tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

a) Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
b) Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
a) Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở;
b) Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
Là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành theo thông tư số 13/2016/TT-BLĐTBXH
Bao gồm người lao động không thuộc các nhóm theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn vệ sinh lao động.

 Lợi ích khi thực hiện đào tạo an toàn lao động  :

-         Giúp doanh nghiệp hạn chế được việc xảy ra tai nạn lao động và nâng cao ý thức, tinh thần tự giác của người lao động.

-         Hiệu quả và năng suất lao động của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.

-         Người lao động khi tham gia khoá huấn luyện đào tạo an toàn lao động sẽ nắm rõ được kiến thức cơ bản về kỹ thuật an toàn như :

               + Các khái niệm về sự an toàn, các yếu tố nguy hiểm, sự cố, tai nạn lao động….

               + Nguyên nhân cơ bản gây ra sự cố và tai nạn lao động là gì ?

               + Các bước xử lý cơ bản ngay khi xảy ra sự cố hay tai nạn lao động

-         Đảm bảo về sức khoẻ và tài sản của mỗi người lao động, giữ vững được năng suất làm việc của công ty, doanh nghiệp.

-         Góp phần xây dựng sự phát triển toàn diện, bền vững và lâu dài của các tổ chức, doanh nghiệp.  

Leave your comment

Be the first to
comment on the article

Hotline tư vấn

 0914.210.113